Lưu trữ Tế bào gốc cuống rốn
Tế bào gốc là gì?
Tế bào gốc là những tế bào có khả năng phân chia và biệt hóa lớn. Chúng có thể phân chia thành các tế bào gốc mới hoặc biệt hóa để trở thành tế bào có chức năng chuyên biệt như cơ, da, gan, thận, máu, miễn dịch...Tế bào gốc là một phần quan trọng của cơ thể, là cách để cơ thể phục hồi lại các thương tổn, chữa lành những sai sót xảy ra trong quá trình phát triển và vận hành của cơ thể con người. Chính vì lí do này, tiềm năng của tế bào gốc là rất lớn, đặc biệt đối với ngành y học tái sinh. Tế bào gốc có rất nhiều những khả năng mà không thể tìm thấy ở tế bào thường như điều hòa miễn dịch, biệt hóa đa dạng, thay thế các tế bào bị thương tổn, sai sót hay bị chết. Tế bào gốc hiện tại là một hướng nghiên cứu quan trọng của y học hiện đại vì những đặc trưng của nó. Trong tương lai, tế bào gốc được kỳ vọng trở thành một phương pháp điều trị thường quy cho các bệnh lý hiện tại còn rất hạn chế trong khả năng điều trị, ví dụ như tiểu đường, thấp khớp, các bệnh lý thoái hóa thần kinh,...
Tế bào gốc có những loại nào?
Tế bào gốc được phân loại theo hai tiêu chí chính, khả năng biệt hóa và nguồn gốc. Xét theo khả năng biệt hóa, tế bào gốc có thể được chia thành các dạng như tế bào gốc toàn năng, tế bào gốc vạn năng, tế bào gốc đa năng và tế bào gốc đơn năng. Mỗi dạng tế bào gốc lại có thể biệt hóa thành số lượng các dạng tế bào chuyên biệt khác nhau. Xét theo nguồn gốc, tế bào gốc có thể chia thành các loại như tế bào gốc phôi, tế bào gốc cuống rốn, tế bào gốc máu cuống rốn, tế bào gốc trưởng thành, tế bào gốc vạn năng cảm ứng...Mỗi một dạng tế bào gốc lại có một chức năng khác nhau, chịu trách nhiệm hình thành, sửa chữa, thay thế cho các dạng tế bào khác nhau trong cơ thể. Mục đích chung là giữ cho cơ thể khỏe mạnh và hoạt động ổn định nhất.
Tế bào gốc cuống rốn bao gồm những loại nào?
Những tế bào gốc tách từ cuống rốn có thể thuộc rất nhiều những nhóm tế bào gốc khác nhau. Từ máu cuống rốn có thể phân tách tế bào gốc tạo máu, từ mô cuống rốn có thể tách được tế bào gốc trung mô và tế bào gốc biểu mô. Tế bào gốc tạo máu có thể ứng dụng trong điều trị các bệnh lý bẩm sinh về máu, miễn dịch. Tế bào gốc trung mô được ứng dụng trong rất nhiều các bệnh lý liên quan tới cơ xương khớp, bệnh tự miễn, tiểu đường...Tất cả các dạng tế bào này đều rất có giá trị trong điều trị và nghiên cứu, tính ứng dụng của chúng đang ngày càng được mở rộng hơn với các nghiên cứu lâm sàng thực nghiệm thường xuyên, mở ra những khả năng mới, những chân trời mới hứa hẹn cho liệu pháp tế bào gốc.
Vì sao nên lưu trữ các tế bào này?
Việc lưu trữ tế bào gốc cuống rốn là một hình thức bảo hiểm sức khỏe thiết thực nhất. Dựa vào những tiềm năng của tế bào gốc cuống rốn, trong tương lai đây sẽ là phương thức hữu hiệu để điều trị bệnh, phòng chống bệnh tật cho chính con cái chúng ta hay thậm chí là chính chúng ta sau này. Với đặc quyền miễn dịch của các tế bào gốc từ cuống rốn, tính an toàn cũng như khả năng tương thích khi sử dụng tế bào gốc cuống rốn để cấy ghép dị thân sẽ cao hơn rất nhiều lần so với việc tìm nguồn tế bào trưởng thành từ bên ngoài. Giá trị của việc lưu trữ này sẽ là tương lai của y học hiện đại.
Giới thiệu về công nghệ lưu trữ tế bào gốc cuống rốn
Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn đang được ứng dụng rất rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới như Anh, Mỹ, Canada, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Trong đó, Nhật Bản là một trong những nước đang dẫn đầu thế giới về việc phát triển công nghệ với mục đích thu hồi tối đa tế bào gốc từ dây cuống rốn, tạo cơ sở cho các phương pháp ứng dụng và điều trị trong tương lai.
Để chiết tách được tế bào gốc cuống rốn, JVM sử dụng công nghệ được chuyển giao trực tiếp từ Helene clinic – Nhật Bản. Đây là đơn vị đã đăng ký giấy phép công nghệ xử lý, lưu trữ và nuôi cấy tế bào gốc cuống rốn chính thức tại Nhật. Với công nghệ này, cuống rốn sẽ được thu nhận, làm sạch và lưu trữ trong ni tơ lỏng. Khi cần sử dụng, mô cuống rốn sẽ được rã đông, nuôi cấy tăng sinh số lượng tế bào MSCs nhằm mục tiêu ứng dụng những tế bào gốc trung mô bảo vệ sức khỏe trong tương lai cho chính những đứa trẻ này và các thành viên khác trong gia đình. Quy trình thực hiện khép kín và được kiểm soát chặt chẽ theo tiêu chuẩn GMP Nhật Bản.
Tiềm năng ứng dụng của tế bào gốc trung mô dây rốn (hUC-MSCs)
Ưu điểm của hUC-MSCs so với tế bào gốc máu cuống rốn (HSCs)
- Khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau:
-
MSCs có khả năng biệt hóa thành tế bào trong hệ thần kinh, các cơ quan giác quan, các mô thuộc hệ tuần hoàn, xương, sụn và da,...
- Tính miễn dịch thấp và khả năng điều hòa miễn dịch:
-
MSCs có khả năng điều hòa miễn dịch nhờ biểu hiệu thấp MHC lớp I (Phức hợp mô phù hợp tổ chức chính lớp I) và không biểu hiện HLA-DR - kháng nguyên có vai trò then chốt trong thải ghép. Do đó, MSCs được ứng dụng trong ghép đồng loài (bao gồm ghép cho người thân trong gia đình và những người không cùng huyết thống), hỗ trợ chống thải ghép.
-
MSCs có tính điều hòa miễn dịch, do có khả năng ức chế hoạt động của các tế bào lympho (Tế bào T, NK, đại thực bào, tăng cường hoạt động của tế bào T điều hòa),... Do vậy, MSCs được ứng dụng trong việc điều trị các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, tiểu đường type 1,....
- Có khả năng tăng sinh số lượng lớn trong phòng thí nghiệm:
-
Khác với máu cuống rốn, sau khi thu thập và phân lập, một số lượng tế bào nhất định được lưu trữ, các tế bào gốc tạo máu không thể được nuôi cấy tăng sinh số lượng lớn. Tuy nhiên, hiện nay MSCs có thể tăng sinh lên hàng trăm triệu đến hàng tỷ tế bào, do đó việc sử dụng MSCs không bị giới hạn. Hơn nữa, việc lưu trữ tế bào thành các đơn vị nhỏ giúp khách hàng có thể lấy ra và sử dụng nhiều lần suốt đời.