Trong một bài bình luận mới trên tạp chí Science, Jon Weidanz - giáo sư tại trường Cao đẳng Điều dưỡng và Đổi mới Y tế thuộc đại học Texas Arlington (UTA) đã chỉ ra rằng các liệu pháp miễn dịch dựa trên protein tiên tiến hiện nay có thể mang lại phương pháp điều trị ung thư hiệu quả cao “sẵn có trên kệ” cho nhiều bệnh nhân.
Bài nghiên cứu của ông có tiêu đề là “Nhắm ung thư mục tiêu với các kháng thể đặc hiệu kép” xuất bản vào ngày 5 tháng 3, đánh giá sự phát hiện của 3 nghiên cứu bởi các nhà khoa học tại trường Đại học Johns Hopkins và đề xuất phương pháp đáng chú ý về liệu pháp miễn dịch dựa trên protein nhắm vào các đột biến xảy ra thông thường ở tế bào ung thư hoặc neoantigens – những kháng nguyên đột biến sản sinh bởi tế bào khối u – có thể mang đến những điều trị hiệu quả cho các bệnh nhân ung thư.
Liệu pháp miễn dịch là một phương pháp để điều trị bệnh bằng cách kích hoạt hệ thống miễn dịch của chính bệnh nhân đó, hiện đang được phát triển thay thế các phương pháp điều trị ung thư truyền thống.
“Các bệnh nhân từ trước tới nay bị giới hạn bởi 4 phương pháp điều trị: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và liệu pháp đích,” Weidanz cho biết. Tuy nhiên, các chiến lược phát triển của liệu pháp miễn dịch sẽ khai thác sức mạnh của hệ thống miễn dịch để tấn công và phá hủy ung thư. Với những đột phá gần đây trong miễn dịch-điều trị bệnh ung thư cùng với các khám phá mới được công bố trên tạp chí Science, có vẻ như chúng ta đang tiến gần hơn tới ung thư với các liệu pháp miễn dịch mới.”

Cùng với nền y học phát triển, các nhà miễn dịch học đã khám phá ra cách để thiết kế tế bào T của con người, các tế bào bạch huyết có thể tấn công và giết tế bào lạ xâm nhập, để nhận ra và nhắm vào tế bào ung thư và bài tiết chúng ra khỏi cơ thể. Cách tiếp cận này đã dẫn đến những tiến bộ thú vị trong liệu pháp miễn dịch và thuyên giảm ở một vài bệnh nhân. Tuy nhiên, cần làm nhiều việc hơn để liệu pháp tế bào T tiếp cận rộng rãi hơn.
Thêm vào đó, các nhà nghiên cứu đã phát triển các cách tiếp cận để kích hoạt hệ thống miễn dịch ngoài việc tách tế bào T từ cơ thể. Điều trị dựa trên protein “sẵn có trên kệ” này, được biết đến là kháng thể tương tác tế bào T đặc hiệu kép đã được chứng minh hiệu quả trong những bệnh nhân đang điều trị với bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính (ALL), một dạng ung thư máu.
“Ý tưởng là tạo các phân tử protein có 2 cánh. 1 cánh có thể phát hiện và liên kết với tế bào ung thư. Cánh còn lại gắn với tế bào T,” Weidanz nói. “Thuốc protein sau đó đưa tế bào T đến gần với các tế bào khối u, chúng sẽ kích thích tế bào T phá hủy tế bào khối u.”
Các protein 2 cánh hoặc đặc hiệu kép này sẽ tránh các tế bào khỏe mạnh trong khi phá hủy tế bào ung thư. Weidanz lập luận rằng phương pháp điều trị miễn dịch dựa trên protein có thể mang lại sự khác biệt. Chìa khóa nằm ở các mục tiêu duy nhất biểu hiện bởi tế bào ung thư sẽ bị thuốc protein đặc hiệu kép phát hiện. Các kháng thể đặc hiệu kép có thể liên kết các mục tiêu neoantigen cụ thể được tìm thấy trên tế bào khối u và báo cho tế bào T phá hủy ung thư.
“Vẻ đẹp của protein đặc hiệu kép ở chỗ bạn có thể sản xuất ra những protein và đặt chúng lên kệ như là một chất điều trị miễn dịch,” Weidanz cho biết. “Nếu một bác sĩ nhận thấy 1 bệnh nhân ung thư biểu hiện với mục tiêu neoantigen, họ có thể điều trị ngay lập tức. Đây vẫn là một loại thuốc được cá nhân hóa, nhưng sẽ không cần phải thao tác kỹ thuật với tế bào T.”
Là một chuyên gia trong ngành miễn dịch học, Weidanz có hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu công nghệ sinh học với trọng tâm liệu pháp miễn dịch, đặc biệt liên quan đến điều trị ung thư và phát triển sản phẩm để chẩn đoán và điều trị ung thư. Phòng thí nghiệm nghiên cứu của ông ấy tại UTA đánh giá cách hệ thống miễn dịch xác định tế bào ác tính với mục tiêu là thiết kế các phương pháp điều trị để tăng cường khả năng tiêu diệt tế bào ung thư của tế bào miễn dịch.
James Grover, phó chủ tịch nghiên cứu lâm thời của nghiên cứu cho biết: “Chuyên môn vững chắc của tiến sĩ Weidanz trong lĩnh vực miễn dịch học sẽ đưa chúng ta đến thế hệ mới của việc kiểm soát ung thư. Sự phát triển phòng thí nghiệm của ông ấy và nhiều cộng sự tài năng trên toàn quốc khiến đây trở thành thời điểm quan trọng trong lịch sử của một căn bệnh quái ác.”
Weidanz nói liệu pháp miễn dịch hứa hẹn biến đổi bệnh ung thư thành một dạng dễ kiểm soát hơn với những tiên lượng tốt hơn cho bệnh nhân.
“Chúng ta đang tiến tới một thời điểm mà chúng ta có thể sẽ khiến ung thư trở thành một bệnh mãn tính,” Weidanz cho biết. “Hiện tại, chúng tôi xem xét khả năng sống sót sau 5 năm. Có lẽ chúng tôi có thể bắt đầu xem xét các chỉ số sống sót sau khoảng 15 hay 20 năm vì chúng tôi có thể kiểm soát bệnh với các liệu pháp miễn dịch đang được phát triển. Đây là thời điểm vô cùng thú vị.”
 
H.K.Thành (Theo ScienceDaily)
 
Nguồn nghiên cứu:

Jon Weidanz. Targeting cancer with bispecific antibodiesScience, 2021; eabg5568 DOI: 10.1126/science.abg5568