Một tin mừng về hệ thống miễn dịch ở người, đó là: các nhà nghiên cứu tại Khoa Da liễu và Phẫu thuật, Đại học Y Vienna đã tìm được cách mô tả chức năng ghi nhớ miễn dịch ở một tập hợp tế bào NK gây độc mà từ trước đến nay được xem như là một kháng thể không đặc hiệu.

Nghiên cứu được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Georg Stary, người giữ vị trí Đồng Giám đốc Viện Ludwig Boltzmann về các Bệnh Hiếm và Chưa chẩn đoán được, liên kết với CeMM (Trung tâm nghiên cứu Y học Phân tử thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Áo). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 1 phần 3 tổng số tế bào NK ở gan có thể ghi nhớ virus và đặc hiệu với chúng. Do đó những tế bào này là một mục tiêu thú vị cho sử dụng dự phòng trong hệ thống miễn dịch ở người chống lại nhiễm trùng và virus.

Tế bào NK là những tế bào tiêu diệt gây độc tự nhiên trong máu của người và là một dạng của tế bào lympho, một nhóm của bạch huyết bào hay tế bào bạch cầu. Chúng có khả năng xác định và giết tế bào bất thường như là tế bào khối u hoặc tế bào bị nhiễm virus (apoptosis). Cho đến nay, tế bào NK được cho là không có chức năng ghi nhớ, có nghĩa là chúng không thể tiêu diệt trên cơ sở một “kháng thể đặc hiệu” mà chỉ có thể phản ứng lặp lại mỗi lần với virus và các nguồn lây nhiễm thông qua con đường không đặc hiệu.
 
Gan được xem như là một kho dự trữ lớn tế bào NK trong cơ thể

Trong nghiên cứu mới được xuất bản trên một tạp chí hàng đầu về Khoa học Miễn dịch, các nhà khoa học tại Đại học Y Vienna đã tìm ra một tập hợp tế bào NK ở trong gan - cơ quan thường được xem như là một kho dự trữ lớn tế bào NK - có thể chống lại nhiễm trùng như viêm gan A, B và ghi nhớ chúng. Tập hợp tế bào NK này cũng cho thấy khả năng biểu hiện gen độc đáo khác với các nhóm tế bào NK khác.

“Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng tập hợp tế bào NK đặc thù này làm trung gian cho các quá trình đặc hiệu kháng nguyên hiệu quả. Do đó tập hợp tế bào NK này có thể là một ứng viên phù hợp cho các chiến dịch tiêm chủng đặc hiệu, trị liệu cũng như phòng bệnh,” Stary tóm tắt. Người khỏe mạnh có khoảng 5 - 15% tế bào NK trong máu, và gan hoạt động như là nơi dự trữ những tế bào này.

Trong bước tiếp theo, các tác giả sẽ điều tra nghiên cứu vai trò của những tế bào NK này trong các nguồn bệnh nhiễm trùng. Họ cũng muốn khám phá liệu những tế bào NK có thể tiếp nhận những chức năng ghi nhớ bị thiếu trong những bệnh nhân bị bệnh hiếm gặp với sự suy giảm miễn dịch ảnh hưởng đến tế bào lympho T và B.

H.K.Thành (theo ScienceDaily)

Nguồn nghiên cứu:
Victoria Stary, Ram Vinay Pandey, Johanna Strobl, Lisa Kleissl, Patrick Starlinger, David Pereyra, Wolfgang Weninger, Gottfried F. Fischer, Christoph Bock, Matthias Farlik, Georg Stary. A discrete subset of epigenetically primed human NK cells mediates antigen-specific immune responsesScience Immunology, 2020; 5 (52): eaba6232 DOI: 10.1126/sciimmunol.aba6232