goc mau cuong ron

Holly Becker (thứ 2 từ phải sang) và cuộc gặp đầy bất ngờ với ân nhân đã cứu mạng cô 22 năm về trước

Holly Becker - một bệnh nhân ung thư đã sống sốt với căn bệnh hơn 20 năm - lần đầu tiên gặp gỡ cậu thanh niên đã cứu mạng sống của cô bằng tế bào gốc của cậu, và người mẹ ngày ấy đã góp phần biến phép màu thành hiện thực.

Sau khoảng sáu tháng sau chẩn đoán ung thư hạch lympho không Hodgkin giai đoạn cuối ở tuổi 24, cùng với tất cả các phương pháp điều trị khác đều đã thất bại, Holly cuối cùng đã cần tới một cuộc phẫu thuật cấy ghép tế bào gốc vào tháng 6 năm 1998 từ máu cuống rốn được hiến tặng. Và nó đã cứu sống cô.

Thật tình cờ, ở tuổi 46, Holly đã được biết danh tính của người mẹ đã quyết định hiến tặng cuống rốn đứa con trai của bà sau khi cả hai cùng gửi ADN qua một bộ kit kiểm tra ADN để xác định nguồn gốc huyết thống của mình.

Hai người phụ nữ cuối cùng cũng được kết nối thông qua trang web đó, và đã nói chuyện với nhau qua điện thoại. Với sự giúp đỡ của bác sỹ điều trị cho Holly, Patrick Stiff, hai gia đình đã gặp gỡ lần đầu tiên tại một cuộc họp báo tại Trung tâm Y khoa Đại học Loyola ở Maywood, nơi mà Holly đã thực hiện cuộc phẫu thuật. Các chuyên gia nói rằng những trường hợp bệnh nhân ung thư điều trị thành công bằng tế bào gốc hiến tặng từ cuống rốn là rất hiếm, hay thậm chí là lần đầu tiên trong lịch sử.

Dania Davey, 59 tuổi và con trai của cô, Patrick, 25 tuổi, đã đi từ Pocantico Hills, New York tới để gặp Holly, người bạn đã thân 2 năm của gia đình cô sau khi họ được kết nối qua công ty xét nghiệm di truyền và những cuộc nói chuyện điện thoại.

“Thật sự quá nhiều cảm xúc, và thật khó tin”, Patrick nói sau khi gặp mặt Holly. 

“Cậu ấy đang ở chính lứa tuổi của tôi khi tôi thực hiện cuộc phẫu thuật đó.” Holly nói khi bày tỏ cảm xúc của mình khi biết được danh tính của Patrick. 

Ngay sau khi gặp gỡ Holly, Dania nói rằng lúc ấy cô không thể ngờ một quyết định chóng vánh sau sinh của cô để hiến cuống rốn của đứa con lại “mang chúng tôi đến với nhau”.

“Lúc đó tôi chỉ thấy hạnh phúc vì đã hạ sinh được một đứa trẻ khỏe mạnh”, Dania nói, “tôi cứ nghĩ là cái cuống rốn đó sẽ góp phần vào một nghiên cứu khoa học nào đó...Tôi không thể ngờ, Điều này thật tuyệt vời.” 

Tuy vẫn còn khá mới mẻ ở thời điểm những năm 90, hiến tặng máu cuống rốn để sử dụng các tế bào gốc thay vì tủy xương người trưởng thành là một phương pháp đầy hứa hẹn, những cuống rốn nếu không dùng sẽ bị loại bỏ như là rác thải y tế, bác sỹ Stiff nói.

Bác sỹ Stiff cũng cho hay, thông thường ngân hàng lưu trữ cuống rốn đó sẽ không thể biết danh tính của mẹ và bé- những người hiến tặng. Vì tính riêng tư, tên người hiến tặng sẽ không được đề lên những mẫu cuống rốn; vì không giống như những người trưởng thành hiến tủy xương, những tế bào gốc từ cuống rốn thuộc quyền sở hữu của những đứa trẻ mà bố mẹ chúng đã quyết định hiến tặng.

Nhưng nhờ có sự phổ biến của các dịch vụ xét nghiệm di truyền như AncestryDNA, việc xác định danh tính giờ đây là khả thi bởi tế bào gốc của người nhận sẽ được thay thế bằng tế bào gốc mới, khỏe mạnh sau quá trình cấy ghép. AncestryDNA cũng đưa ra khuyến cáo rằng dịch vụ của họ chỉ dựa trên một bộ kit để thu thập tế bào máu, do vậy những người nhận hiến tặng cũng có thể có kết quả không chính xác và cũng không nên dựa hoàn toàn vào cách thức kiểm tra huyết thống này.

Khi cả Holly và Dania lấy mẫu nước bọt của họ vào bộ kit của AncestryDNA, ADN của Holly sẽ hiện lên như của Patrick Davey chứ không phải của chính cô. Theo lời bác sỹ, trong khi các tế bào gốc khác của cô sẽ hiện diện ở những bộ phận khác trong cơ thể, ví dụ như nội tạng, thì máu của Holly lại mang tế bào gốc của Patrick Davey. Bộ kit đã lọc ra những tế bào gốc máu này, do đó chúng sẽ nhận ra được sự tương thích và cho ra kết quả rằng Holly và Dania Daviey có quan hệ mẹ-con.

Dania, người có kết quả trước Holly, nghĩ đó là lỗi. Cô ấy sử dụng bộ kit vì Dania được nhận nuôi và cô muốn biết về gia đình thật sự của mình. 

Để biết được chuyện gì đã xảy ra, cô đã liên lạc với Holly trên website, người cũng đã nhìn thấy kết quả và trực tiếp trả lời Dania. 

Qua trò chuyện cả hai đã nhận ra Holly chính là người đã nhận hiến tặng cuống rốn từ Dania và con trai cô. Bác sỹ Stiff đã giúp cả hai kiểm chứng lại kết quả bằng các bài kiểm tra ADN chuyên sâu và cả hai đã quyết định gặp gỡ.

Cả Dania và Holly đều tin “Mọi chuyện xảy ra đều có lí do của nó”, và họ muốn được gặp gỡ tận mặt sau hành trình tìm ra người còn lại, ngỡ tưởng chừng không bao giờ xảy ra này.

Bác sỹ Stiff nói cuộc gặp gỡ cũng góp phần khẳng định tầm quan trọng của việc hiến tặng máu cuống rốn, khi các bậc phụ huynh hiện tại phần lớn chỉ có suy nghĩ để lưu trữ máu cuống rốn tự thân phòng trường hợp chính đứa trẻ đó lớn lên mắc bệnh hiểm nghèo. Quá trình lưu trữ khá tốn kém, bác sỹ Stif cũng nói, và thậm chí là cuống rốn được lưu trữ cũng sẽ không bao giờ cần tới.

Đồng thời bác sỹ cũng nói sử dụng tế bào gốc của chính bệnh nhân ung thư, dù được lưu trữ từ khi sinh, cũng không phải là lý tưởng cho việc cấy ghép. Việc cấy ghép thành công nhất là sử dụng tế bào từ một hệ miễn dịch khác với hệ miễn dịch của bệnh nhân. Đấy cũng là nguyên nhân mà anh chị em song sinh cùng trứng lại không phải là lựa chọn lý tưởng cho việc cấy ghép tủy sống, thay vào đó anh chị em song sinh khác trứng hoặc anh chị em ruột thì lại phù hợp hơn; bởi vì họ có ADN khác nhau và một hệ miễn dịch khác nhau nhưng lại rất tương đồng.

Máu cuống rốn cũng là một nguồn tế bào gốc tuyệt vời bởi vì những tế bào này không nhất thiết phải tương thích hoàn chỉnh như các tế bào trong tủy xương của người đang sống không cùng huyết thống. Bởi vì lí do này, bác sĩ Stiff rất tích cực tham gia quá trình nghiên cứu để cải thiện việc cấy ghép máu cuống rốn với mục tiêu tăng cường khả năng của các tế bào gốc này.

Về phía Holly và Dania, cuộc gặp gỡ này còn có ý nghĩa hơn nhiều một cuộc họp báo để nâng cao nhận thức về cấy ghép tế bào gốc từ máu cuống rốn. Cả ba người thống nhất là sẽ giữ liên lạc với nhau.

“Bây giờ thì cô ấy là một phần của gia đình chúng tôi rồi.” Dania nói về Holly, “chúng tôi đã được gắn kết mãi mãi.”

Nguồn: Chicago Tribune